Giỏ hàng

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài [Quy định chi tiết nhiều quốc gia]

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài là câu hỏi các nhà sản xuất đặt ra và cả người tiêu dùng. Khi hàng hóa sản phẩm lưu thông trên thị trường không chỉ tuân theo quy định ghi hạn sử dụng của Việt Nam. Nhiều sản phẩm nước ngoài có cách ghi theo tiêu chuẩn quốc tế và các ghi theo quy định từng quốc gia. Cùng New Date tìm hiểu cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài và cách đọc HSD qua bài viết này nhé!

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài

Ký hiệu NSX-HSD tiếng Anh

Truy xuất nguốc gốc sản phẩm nước ngoài

Batch Code là gi?

Mã vạch Barcode

Cách ghi hạn sử theo biểu tượng

  1. Biểu tượng chiếc hộp mở nắp
  1. Biểu tượng đồng hồ cát
  1. Biểu tượng hình tam giác
  1. Biểu tượng mũi tên âm dương
  1. Biểu tượng chữ E
  1. Biểu tượng trái tim
  1. Biểu tượng bàn tay & cuốn sách
  1. Biểu tượng ngọn lửa
  1. Biểu tượng Ecocert
  1.  Biểu tượng UVA
  1.  Biểu tượng USDA ORGANIC

 

Cách ghi hạn sử dụng ở các quốc gia

  1. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – TrungQuốc
  2. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Hàn Quốc
  3. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Mỹ
  4. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Nhật Bản
  5. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Pháp
  6. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Nga
  7. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Đức
  8. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Úc

cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài

Cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài

Hạn sử dụng nước ngoài được ghi biến tấu nhiều dạng với chữ số và cả các ký hiệu mã vạch:

Ký hiệu chữ NSX-HSD tiếng Anh

Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế nên hầu hết các sản phẩm du nhập quốc tế đều đa số có cách ghi ngày sản xuất- hạn sử dụng bằng Tiếng Anh.

Ngày sản xuất tiếng Anh

Ngày sản xuất tiếng Anh là Manufacturing Date và được viết tắt là MFG.

ký hiệu ngày sản xuất nước ngoài

Hạn sử dụng tiếng Anh

Hạn sử dụng tiếng Anh là Expiry date và viết tắt là EXP.

ký hiệu hạn sử dụng nước ngoài

Truy xuất nguốc gốc sản phẩm

Batch Code là gì?

Batch code hay số lô sản xuất là một thuật ngữ phổ biến trong ngành sản xuất và được áp dụng khi ghi hạn sử dụng hàng hóa. Batch code hay còn có ký là Lot thường được ký hiệu bằng số hoặc chữ cái. Batch code có ý nghĩa đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và dữ liệu về sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng. Nó thường được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, đồ uống, và hàng tiêu dùng.

Lot là ngày sản xuất hay hạn sử dụng

Hiện nay, batch code không có công thức chung mà mỗi hãng, quốc gia có quy định riêng về mã code. Chính vì thế, trong phần cuối của bài viết này, chúng tôi giới thiệu cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài và cách đọc cụ thể để bạn tham khảo.

Barcode

Barcode là mã vạch, hiện nay có 2 loại mã vạch thông dụng là: 1 Chiều (1D) và 2 chiều (2D) dùng để xác định và theo dõi một tập hợp sản phẩm giống nhau có chung đặc điểm sản xuất nhất định (thời gian sản xuất, ngày sản xuất, mã nhận dạng,…).

Các loại mã vạch

Bar Code được in trên bao bì sản phẩm với mục đích truy xuất nguồn gốc, kiểm kê hàng hóa và các thông tin tiếp thị. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi mua hàng ở siêu thị lúc máy quét mã vạch có thể đọc chúng nhanh chóng để ghi lại giá lúc thanh toán.

Cách ghi hạn sử dụng theo biểu tượng 

1. Biểu tượng chiếc hộp mở nắp

Biểu tượng chiếc hộp mở nắp quen thuộc thế này.

biểu tượng chiếc hộp mở nắp

Ý nghĩa của biểu tượng này đó chính là thời hạn sử dụng sau khi mở nắp

2. Biểu tượng đồng hồ cát

Bên cạnh hình tượng chiếc hộp mở nắp, các nhà sản xuất còn thường thể hiện hình đồng hồ cát.

biểu tượng đồng hồ các

Ý nghĩa hạn sử dụng sau khi mở nắp không quá 30 tháng

3. Biểu tượng 3 mũi tên hình tam giác

Nếu bạn sử dụng có biểu tượng này trên bao bì thì đây là biểu tượng cho thấy bao bì này là nguyên liệu được tái chế.

biểu tượng 3 mũi tên hình tam giác

Ý nghĩa bao bì của sản phẩm bạn đang dùng được làm từ nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường. 

4. Biểu tượng mũi tên âm dương

Khi bao bì có biểu tượng âm dương này thể hiện bỏ bao bì sản phẩm bạn dùng có khả năng tái chế. Đồng thời thể hiện nhà sản xuất phải bỏ ra một khoản chi phí để thực hiện tái chế bao bì này.

biểu tượng âm dương

Đây chính là quy định bắt buộc dành cho nhà sản xuất về việc thu gom và tái chế vỏ bao bì tại những nơi phân phối sản phẩm mà không có chương trình thu gom rác thải tái chế.

5. Biểu tượng chữ E

Biểu tượng chữ E này đặc biệt dễ gặp trên các loại sản phẩm đến từ Châu Âu.

biểu tượng hình chữ e

Ý nghĩa những thông số về thành phần, khối lượng tịnh được in trên bao bì là hoàn toàn chính xác, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều đó.

6. Biểu tượng trái tim

Biểu tượng này cho biết sản phẩm bạn đang dùng không có nguồn gốc từ động vật và không được thử nghiệm trên động vật.

7. Biểu tượng bàn tay & cuốn sách

biểu tượng  cuốn sách

Biểu tượng bàn tay & cuốn sách trên bao bì sản phẩm không thể chứa hết những thông tin như hướng dẫn sử dụng. Chính vì thế mà nhà sản xuất đã thêm vào biểu tượng bàn tay với cuốn sách nhằm thông báo cho người dùng rằng sẽ có nhiều thông tin cần thiết trong sách hướng dẫn kèm theo sản phẩm.

8. Biểu tượng ngọn lửa

Hình ngọn lửa thường có trên các sản phẩm chăm sóc tóc với ý nghĩa sản phẩm này rất dễ cháy. Cần tránh tiếp xúc tại những nới có nhiệt độ cao hoặc để gần những chất dễ cháy nổ như xăng, dầu, gas,….

biểu tượng ngọn lửa

9. Biểu tượng Ecocert

Ecocert in trên bao bì cho thấy sản phẩm bạn đang dùng có ít nhất 95% thành phần có nguồn gốc từ thực vật và 10% thành phần có nguồn gốc hữu cơ (tính theo trọng lượng).

biểu tượng ecocert

Được biết Ecocert là một trong những chương trình phi chính phủ có nhiệm vụ phân tích, đánh giá thành phần có trong mỹ phẩm.

10. Biểu tượng chú thỏ

Biểu tượng này được quốc tế cộng nhận và cho biết sản phẩm này hoàn toàn không thử nghiệm trên động vật. Đây là một điểm vui mừng cho những cô nàng yêu thú cưng.

biểu tượng con thỏ trên bao bì

 

Nếu bao bì sản phẩm xuất hiện dòng chữ “No animal testing” (không thử nghiệm trên động vât) nhưng lại không đi kèm biểu tượng chú thỏ phía trên thì các bạn cũng nên kiểm tra lại quy trình sản xuất sản phẩm đó nhé.

11. Biểu tượng UVA

Trong các biểu tượng ở trên thì biểu tượng UVA là biểu tượng "Hại não" nhất về mặt thông tin. Thông thường biểu tượng này có trên kem chống nắng.

biểu tượng uva trên sản phẩm

12. Biểu tượng USDA ORGANIC

Bạn có thể hiểu đơn giản biểu tượng UVA trong hình tròn có nghĩa là sản phẩm này có thể bảo vệ bạn trước tia UVA ở mức tối thiểu được đề nghị cho kem chống nắng tức bằng 1/3 chỉ số SPF được ghi trên bao bì.

Cách ghi hạn sử dụng ở các quốc gia

Dưới đây là cách ghi hạn sử dụng của 8 quốc gia có số lượng hàng hoá sản phẩm du nhập vào Việt Nam nhiều nhất.

1. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Trung Quốc

Các chữ tiếng Trung trên date cần lưu ý. Khi đọc bao bì của sản phẩm Trung quốc, bạn cần chú ý đến một số từ sau để có thể đọc hiểu hạn sử dụng của sản phẩm:

  • Ngày: .
  • Tháng: 个月.
  • Năm: .
  • Hạn sử dụng: 质期

Cách xem hạn sử dụng tiếng Trung

Đọc từ trái qua phải: Chiều đọc này thì giống như các date ở Tiếng Việt, tiếng Trung được đọc theo thứ tự từ trái qua phải chứ không đọc từ phải qua như nhiều người lầm tưởng

2. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Hàn Quốc

Ngày sản xuất tiếng Hàn là từ “제조” đọc phiên ra là “jejo”

Hạn sử dụng tiếng Hàn là từ “까지" (Ngày hết hạn) đọc phiên ra là “kkaji”

Cách đọc hạn sử dụng Hàn Quốc | mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm

Quy định ghi Ngày sản xuất, hạn sử dụng ở Hàn Quốc không phải ghi theo ý của nhà sản xuất. Trong thời gian bao lâu cũng được mà cần phải theo quy định cũng như tính chất riêng của loại hàng hoá đó. 

3. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Mỹ

 Mỹ là quốc gia có các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đóng gói bao bì sản phẩm. Theo đó, tùy từng ngành hàng sẽ có cách ghi hạn sử dụng khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các thuật ngữ như “Use by date”, “Best before”, “Sell by”, "EXP",“MFG”… vẫn được dùng phổ biến. 

4. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Nhật Bản

Có hai loại hạn sử dụng được ghi trên đồ ăn ở Nhật là 賞味期限 (shomikigen) và 消費期限 (shohikigen).

  • 賞味期限 (しょうみきげん)

「賞味」nghĩa là mùi vị, 「期限」là hạn, giới hạn. 賞味期限 là để chỉ hạn mà đồ ăn sẽ mất đi vị ngon của nó. Trên đồ ăn nếu có chữ 賞味期限 kèm với ngày tháng thì hiểu là sau ngày đó, bạn vẫn có thể ăn được nhưng nó sẽ mất đi vị ngon, còn không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn cả. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn nếu sản phẩm đã quá hạn 賞味期限 quá lâu.

  • 消費期限(しょうひきげん)

「消費」nghĩa là dùng, tiêu thụ. 消費期限 là để chỉ hạn dùng của đồ ăn đó. Trên đồ ăn nếu có chữ 消費期限 kèm với ngày tháng thì hiểu là sau ngày đó, bạn không thể ăn được nó nữa. Nếu ăn sau ngày 消費期限 thì sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe vì đồ ăn không chỉ mất vị ngon mà có thể đã bị thiu, thối.

5. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Pháp

Hạn sử dụng tiếng Pháp là terme ; délai. Thật ra hàng hoá ở Pháp vẫn ghi hạn sử dụng theo quy tắt ký hiệu tiếng Anh chuẩn quốc tế.

6. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Nga

 Nga cũng là quốc gia sử dụng hàng hoá sản phẩm có ghi hạn sử dụng tiêu chuẩn châu âu. Nên các ghi HSD ở Nga vẫn thường theo tiêu chuẩn của Mỹ, Anh,…

Tuy nhiên vẫn có một số hàng hoá tiêu dùng trong nước Nga thì sẽ ghi theo ngôn ngữ tiếng Nga.

7. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Đức

Hạn sử dụng tiếng Đức là “Ablaufdatum” nghĩa là ngày hết hạn. Nhưng thông thường hàng hoá của Đức sẽ ghi bằng Tiếng Anh nhiều hơn là tiếng của nước họ.

Cách đọc hạn sử dụng tiếng đức – quy định mới và chi tiết nhất

8. Cách ghi hạn sử dụng nước ngoài – Úc

Ngôn ngữ quốc gia của Úc là tiếng Anh do đó chúng ta sẽ bắt gặp những thuật ngữ về hạn sử dụng của sản phẩm khá quen thuộc.

Cách đọc hạn sử dụng của Úc | không biết hạn sử dụng ở đâu?

  • PAO (Period After Opening): hạn sử dụng sau khi mở nắp
  • BBE/BE/BB (Best before): sử dụng tốt đến ngày….
  • Sell by / Sell by date / Display until: chỉ được bày bán đến ngày……

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng hiểu rõ hơn về cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài. Lựa cho cho mình được cách ghi cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Người tiêu dùng hiểu hơn về hạn sử dụng sản phẩm mình đang sử dụng.