Các loại mã vạch | Ứng dụng loại mã vạch ngành nghề phù hợp
Các loại mã vạch thông dụng và ứng dụng mã vạch trong ngành nghề phù hợp. Các loại mã vạch 1D, hay mã vạch 2D khác nhau như thế nào. Cùng New Date tìm hiểu các loại mã vạch hiện dùng phổ biến tại Việt Nam.
Mã vạch 1D (các loại mã vạch 1 chiều)
5. Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)
Mã vạch 2D (các loại mã vạch 2 chiều)
Các loại mã vạch thường dùng tại Việt Nam
Các loại mã vạch thông dụng
Hiện nay có 2 loại mã vạch thông dụng là: 1 Chiều (1D) và 2 chiều (2D). Mỗi loại mã vạch đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhiệm vụ, hai loại mã vạch này có thể phục vụ cho các vai trò khác nhau.
Mã vạch 1D (các loại mã vạch 1 chiều)
Khái niệm
Mã vạch 1D (mã vạch một chiều) là loại mã vạch tuyến tính thông dụng, được cấu tạo bởi các vạch sọc đen trắng song song xen kẽ. Mã 1D được gọi là "mã vạch một chiều" bởi các dữ liệu được mã hóa trong nó được thay đổi chỉ dựa theo một chiều duy nhất - chiều rộng (ngang).
Theo Barcodes Inc, mã vạch 1D chỉ có thể chứa từ 20-25 ký tự dữ liệu.
Các loại mã vạch 1D phổ biến hiện nay
1. Mã UPC
Mã UPC (Universal Product Code) là loại mã vạch thuộc quyền quản lý GS1 Hoa Kỳ (Tổ chức Tiêu chuẩn Toàn cầu). Sau khi trả phí để tham gia, GS1 chỉ định một số nhận dạng nhà sản xuất gồm 6 chữ số, số này trở thành sáu chữ số đầu tiên trong UPC. Năm chữ số tiếp theo của UPC được gọi là số hạng mục. Nó đề cập đến chính sản phẩm thực tế.
UPC gồm nhiều biến thể như: UPC-A. UPC-B. UPC-C, UPC-2, UPC-5
2. Mã EAN
Mã EAN (European Article Number) là Loại mã vạch này có khá nhiều điểm tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải là thành viên của Tổ chức Mã Số Mã Vạch Việt Nam (EAN Việt nam) mới có thể được cấp mã số doanh nghiệp và sử dụng loại mã này.
EAN được cấu thành bởi 4 nhóm, bao gồm: Mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Chính thì thế, loại mã vạch này được sử dụng cho những sản phẩm lưu thông trên toàn cầu.
So sánh mã vạch UPC và EAN
EAN có 2 biến thể chính: EAN-8 (Mã hóa 8 chữ số), EAN-13 (Mã hoá 13 chữ số); Ngoài ra còn có các loại khác như: JAN-13, ISBN, ISSN
3. Mã Code 39
Code 39 ( mã vạch 39) là loại hình mã vạch cho phép hiển thị cả chữ cái, chữ số cà một vài ký hiệu đặc biệt (Tối đa 39 kí tự) để biểu thị các thông tin về sản phẩm. Nó không có chiều dài cố định như UPC và EAN, vì thế mà dung lượng thông tin của nó có thể chứa nhiều hơn là UPC hay EAN.
Bản thân code 39 không chứa số kiểm tra (khác với Code 128), nhưng vẫn có thể tự kiểm tra và không cần tạo số kiểm tra bởi có thể được tích hợp vào hệ thống in hiện có bằng cách thêm phông chữ mã vạch vào hệ thống hoặc máy in và sau đó in dữ liệu thô bằng phông chữ đó.
4. Mã Code 128
Mã vạch code 128 là một ký hiệu tuyến tính mật độ cao, mã hoá văn bản, số nhiều hàm và toàn bộ bộ ký tự 128 ASCII. Nó được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến vì có nhiều ưu điểm vượt trội như: nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng…
Biến thể/ Phân loại:
- Code 128A: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường, mã điều khiển và các ký tự chuẩn ASCII
- Code 128B: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường và các ký tự chuẩn ASCII
- Code 128C: Có khả năng nén 2 ký tự số trong 1 ký tự mã hó
6. Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)
Mã vạch xen kẽ 2 trong số 5 (ITF) là mã số hai chiều rộng có thể mã hóa thông tin có độ dài bất kỳ, miễn là có một số chữ số chẵn trong mã. Thông tin được mã hóa dựa trên chiều rộng của các thanh và khoảng trắng, và chính xác cứ 5 thanh là rộng.
Nhược điểm là ITF nó không thể mã hóa chữ cái, chỉ có số.
6. Mã Codabar
Mã Codabar có thể được mã hóa chữ số (0 đến 9) và ký hiệu (“-“, “$”, “:”, “/”, “+” và “.”), trong đó ký tự bắt đầu và ký tự dừng có thể chọn là A, B, C hoặc D.
Codabar là mã vạch tự kiểm tra được thiết kế để đọc trên các mẫu in, đặc biệt là từ máy in kim. Có các biến thể gồm: Codeabar, Mã Ames, NW-7, Monarch, Mã số 2 của 7, Rationalized Codabar, ANSI / AIM BC3-1995 hoặc USD-4.
Khả năng bỏ qua đọc với Codabar ít hơn so với ITF. Kích thước mã vạch nhỏ hơn có thể so với CODE 39.
7. Mã vạch 93
có khả năng mã hóa 43 ký tự và 5 ký tự đặc biệt (bao gồm ký tự bắt đầu/dừng), ngoài ra còn có thể kết hợp với các ký tự khác để đại diện rõ ràng cho tất cả 128 ký tự ASCII.
8. Mã vạch MSI Plessey
Ưu điểm:
Mã vạch MSI Plessey có độ dài bất kỳ cho phép mã hóa một lượng lớn thông tin, mở rộng khả năng ứng dụng cho người dùng.
Nhược điểm:
Chỉ có thể mã hóa số, không mã hóa ký tự dạng chữ cái.
Định dạng nhị phân không hiệu quả và có khả năng xảy ra lỗi.
Mã vạch 2D (các loại mã vạch 2 chiều)
Khái niệm
Mã vạch 2 Chiều (2D) là mã vạch đại diện cho dữ liệu trong một ma trận của các ô tương phản. Mã vạch 2D đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Không giống như 1D, mã vạch 2D có thể chứa dữ liệu theo chiều dọc và chiều ngang, có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn.
Theo Barcodes Inc, mã vạch 2D có thể chứa 2000 ký tự trở lên
Các loại mã vạch 2D thông dụng
1. MÃ QR Code
QR Code (mã QR) là viết tắt của Quick response code (Tạm dịch: Mã phản hồi nhanh). trong khi đó thì mã QR có khả năng chứa tối đa 7.089 ký tự số và 4.296 ký tự chữ số.
Mã QR code thường có cấu tạo là hình vuông, các chi tiết hình vẽ bên trong giống như các ô caro đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Các ô này được sắp xếp một cách có trật tự và cấu trúc nhất định, chứ không phải như chúng ta thường nghĩ chúng sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên
2. Mã ma trận - Data Matrix
Data matrix còn gọi là mã vạch ma trận gồm những module đen và trắng xen lẫn nhau, được sắp xếp trong một hình vuông. Bề ngoài data matrix khá giống với mã QR nhưng độ bảo mật ưu việt hơn hẳn.
So sánh QR code và Data Matrix
Mã QR | Data Matrix |
Mã QR chứa tới 4.296 ký tự chữ và số do đó mã này có dung lượng gấp đôi so với mã Data Matrix.
| Mã vạch Data Matrix có thể tạo với tối đa 2.335 ký tự chữ và số
|
3. Mã vạch PDF417
Mã vạch PDF417 là định dạng mã vạch tuyến tính 2D được xếp chồng lên nhau, mà trong đó, "PDF" là viết tắt của Portable Data File, "417" cho biết mỗi mẫu trong mã gồm 4 thanh và khoảng trắng trong 1 mẫu dài 17 mô-đun.
Mã vạch PDF417 thuộc dạng mã vạch hai chiều xếp chồng với độ rộng thay đổi. Việc mã hóa dữ liệu trên PDF417 có thể bao gồm:
- 1850 kí tự chữ và số.
- Hoặc 2725 kí tự số.
- Hoặc 1858 ký tự ASCII trên một biểu tượng.
- 1108 byte dữ liệu nhị phân (không mức độ sửa lỗi).
Với khả năng mã hóa lượng dữ liệu lớn như vậy nên mã vạch PDF417 được sử dụng cho ứng dụng có yêu cầu lưu trữ khổng lồ như ảnh, dấu vân tay và chữ ký.
4. AZTEC
Mã Aztec là mã vạch 2D được ngành công nghiệp vận tải sử dụng, đặc biệt là vé máy bay và vé máy bay. Mã vạch vẫn có thể được giải mã ngay cả khi chúng có độ phân giải kém, làm cho chúng trở nên hữu ích khi vé được in kém và khi chúng được trình bày trên điện thoại.
Aztec Code
Ngành: Giao thông vận tải
Sự khác biệt chính giữa mã vạch 1D và mã vạch 2D
Đặc điểm | Mã vạch 1D | Mã vạch 2D |
Số lượng mã dữ liệu lưu trữ | 8-15 ký tự | 2000+ ký tự |
Hình dạng | Ngang và hình chữ nhật | Hình dạng là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn |
Ứng dụng phố biển | Bán lẻ, chăm sóc sức khỏe, sản xuất, chuỗi cung ứng, hậu cần, giao thông vận tải | Tiếp thị, Quảng cáo, Dịch vụ ăn uống, Điện tử, Ô tô, Kỹ thuật, Y tế, Sản xuất, Kho bãi, Hàng không vũ trụ |
Đọc dữ liệu | Theo chiều ngang | Theo chiều dọc và ngang |
Vị trí quét | Thẳng đứng | Bất kì |
Ứng dụng các loại mã vạch thông dụng
Loại mã vạch | Ngành nghề sử dụng | Ngành nghề sử dụng |
PC | Công nghiệp thực phẩm | Cần mã số chứ không cần mã chữ |
EAN | Giống như UPC | Giống như trên |
Code 39 | Bộ Quốc phòng | Cần mã hoá cả chữ lẫn số |
Interleaved | Phân phối, lưu kho | Dễ in. |
Codabar | Ngân hàng máu | Rất an toàn. |
Code 128 | Công nghiệp chế tạo | Cần dung lượng 128 ký tự |