Giỏ hàng

Cách đọc hạn sử dụng của Úc | không biết hạn sử dụng ở đâu?

Cách đọc hạn sử dụng của Úc đôi lúc cũng gây khó khăn. Nhiều sản phẩm Úc chúng ta không biết hoặc không chắc chắn phải ngày sản xuất hạn sử dụng không? Cùng nghiên cứu một vài cách ghi hạn sử dụng thông thường của Úc và 1 số trường hợp Case study sau đây nhé!

cách đọc hạn sử dụng của úc

Cách đọc hạn sử dụng úc

Cách đọc hạn sử dụng của Úc - tiêu chuẩn thông thường

Không dễ dàng như một số sản phẩm ở Việt Nam thể hiện rõ 2 dòng date. Khác ngôn ngữ từng quốc gia lại có quy định cách ghi hạn sử dụng riêng. Với hạn sử dụng của sản phẩm Úc thì cơ bản có thể chia thành 2 cách ghi chính:

Expiration date - Hạn sử dụng

Thông tin này sẽ được in trên vỏ sản phẩm, thường là trên thân vỏ, đáy vỏ, hoặc đáy các sản phẩm dạng tuýp, với đặc điểm nhận dạng là các chữ như: "Best by" hoặc "Exp". Hoặc đôi khi, đó chỉ là một dãy số được chia theo dạng ngày/tháng/năm thôi, nhưng thường thì phải đi kèm cả ngày sản xuất nữa.

hạn sử dụng của úc

 

  • MFG là viết tắt của từ Manufacturing Date, có nghĩa là ngày sản xuất.
  • EXP là viết tắt của từ Expiry date, có nghĩa là hạn sử dụng

Với Expiration date, bạn sẽ chỉ tìm thấy chúng với các loại mỹ phẩm có hạn sử dụng DƯỚI 30 tháng, vì đó là quy định chung của đa số các quốc gia đối với ngành mỹ phẩm.

Các ký hiệu hạn sử dụng thông thường

Ngôn ngữ quốc gia của Úc là tiếng Anh do đó chúng ta sẽ bắt gặp những thuật ngữ về hạn sử dụng của sản phẩm khá quen thuộc.

Bài viết

  • PAO (Period After Opening): hạn sử dụng sau khi mở nắp
  • BBE/BE/BB (Best before): sử dụng tốt đến ngày….
  • Sell by / Sell by date / Display until: chỉ được bày bán đến ngày……

Xem thêm:

Ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng

Những trường hợp date Úc đặc biêt

Nhưng câu chuyện tưởng như hết sức dễ dàng này lại không đúng lắm đối với các loại mỹ phẩm. Từ son, phấn, kem dưỡng da, nước hoa cho đến kem chống nắng... rất nhiều người gặp khó khăn khi muốn tìm ra hạn sử dụng của chúng.

Bài viết

 

Không phải hãng mỹ phẩm nào cũng in ngày sản xuất và hạn sử dụng lên bao bì một cách rõ ràng đâu. Chúng ta có thể thấy các sản phẩm từ Úc không ghi hạn sử dụng theo cách thông thường.

  • Ví dụ như mỹ phẩm, chỉ có sử dụng 12/24 tháng sau khi mở nắp.

Còn lại không ghi hạn sử dụng hay ngày sản xuất gì cả, chỉ có các mã kiểu như: XXXXX

Trong đó X đầu tiên là A,B,C,D,E.. còn 4 X sau là các số từ 0 đến 9.

  • Ví dụ chai sữa tắm cho bé GAIA natural baby wash nó ghi thế này:

B9114 hoặc B8449.

  • Còn chai dưỡng da nó ghi B9109.

Đọc hạn sử dụng của Úc qua Batch Code

Cách đọc hạn sử dụng của Úc - hàng sách tay

Đến đây lại này sinh ra vấn đề. Lấy ví dụ một thỏi son có PAO là 2 năm, nhưng ở thời điểm mua thì đã qua 3 năm kể từ ngày nó được sản xuất - tức là đã hết hạn sử dụng rồi. Vậy làm sao để biết được điều đó?

Đừng nghĩ đây là một thắc mắc ngớ ngẩn. Nếu bạn mua ở store chính hãng, tình huống này hiếm khi xảy ra vì họ luôn thay thế hàng mới.

Bài viết

Hạn sử thực phẩm chức năng của Úc

Nhưng với thị trường hàng xách tay trôi nổi, các đầu buôn phải gom hàng với thời gian khá lâu, thậm chí là lấy hàng tồn kho để có giá nhập tốt thì đây lại là vấn đề hết sức đáng lưu tâm.

Đáp án cho câu hỏi này là phải kiểm tra ngày sản xuất - Manufature date. Hãng nào cũng sẽ ghi thông tin này trên bao bì, nhưng kiểm tra như thế nào cũng không đơn giản.

Một số hãng "có tâm" sẽ ghi thông tin này một cách tương đối dễ hiểu. Còn đa phần, các hãng sẽ sử dụng một dãy ký tự gọi là "batch code".

Batch Code - thời hạn sản xuất hãng nào cũng in nhưng khách hàng chẳng biết đọc

Batch code được dùng để đánh dấu nơi sản xuất, số lô hàng, và thời gian ra đời của một sản phẩm. Cái khó là batch code không có một công thức chung, mà mỗi hãng lại có quy định đặt code riêng cho mình.

Bài viết

Lấy ví dụ như sản phẩm của brand mỹ phẩm Pháp L'Occitane, toàn thân sản phẩm chỉ tuyệt không có dòng nào đề cập đến "manufature date", mà chỉ có dòng code dưới đáy tuýp. Đó chính là batch code, và sự thật là chẳng ai có thể dịch được nó nếu chưa biết cả.

Câu chuyện tương tự xảy ra với Dior, Chanel... và vô số các hãng mỹ phẩm lớn nhỏ khác trên thế giới.

Làm sao để đọc được batch code?

Đáp án dễ nhất là hãy dán dòng code đó vào các trang web kiểm tra mỹ phẩm. Các trang được ưa chuộng nhất là Check Fresh hoặc Cosmetics Wizard, nhưng cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các hãng đều được cập nhật, và thông số qua các chu kỳ có thể đã bị thay đổi.

Ví dụ đọc hạn sử dụng của Úc

Một cách khác là dựa vào kinh nghiệm. Như batch code trên son của M.A.C thường có dạng chữ (A, B, C...) - số - số. Ở đây, chữ được thể hiện cho lô hàng, số đầu tiên là tháng sản xuất, và số tiếp theo là năm. Sau 10 năm, dãy số sẽ được làm mới.

Bài viết

 

Batch code của Christian Dior cũng tương tự với 4 ký tự gồm số và chữ, nhưng là ngược lại. Đầu tiên là năm, ký hiệu bằng 1 chữ số, theo sau là ký tự thể hiện tháng lần lượt từ A đến M, trong đó A là tháng 1 và M là tháng 12, rồi tiếp tục N là tháng 1... cho đến hết bảng chữ cái.

Với sản phẩm của L'Occitane, thứ bạn cần quan tâm là 3 số cuối của batch code. Trong đó: 2 con số đầu tiên thể hiện tuần, còn số cuối là năm sản xuất sản phẩm. Các mã sẽ được lặp lại sau 10 năm.

 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên