Giỏ hàng

QUY ĐỊNH VÀ CÁCH ĐỌC HẠN SỬ DỤNG TRÊN THỰC PHẨM ĐỂ GIÚP BẠN IN DATE ĐÚNG VÀ ĐẸP

Thực phẩm nào cũng có hạn sử dụng, trên bao bì của các loại thực phẩm hiện nay, có rất nhiều cách để nhà sản xuất thông báo hạn sử dụng của một sản phẩm như “Use by date”, “Best before”, “Sell by”, "EXP",“MFG”,... Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng hiểu hết và đọc đúng được hạn sử dụng của tất cả các loại thực phẩm. Bài viết dưới đây, xin giải thích một cách đầy đủ và chi tiết hơn về thông tin ghi hạn sử dụng của thực phẩm.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Những điều cần biết về hạn sử dụng

Cách đọc hạn sử dụng thực phẩm

Use by date (UB) - hạn sử dụng/sử dụng đến ngày…

Best before date/ Best before (BB) - sử dụng tốt nhất đến ngày…

Sell by/ Sell by date/ Display until - chỉ được bày bán đến ngày…

Expiry date (EXP) - ngày hết hạn

Manufacture date (MFG) - ngày sản xuất

Period After Opening (PAO) - hạn sử dụng sau khi mở sản phẩm

Một số quy định về hạn sử dụng của thực phẩm

 

1. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HẠN SỬ DỤNG

Căn cứ pháp lý Điều 2 Luật an toàn thực phẩm 2010: Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Khi công bố thực phẩm việc nêu ra hạn sử dụng của sản phẩm là cần thiết. Hạn sử dụng của thực phẩm không phải ghi theo ý thích của nhà sản xuất để trong thời gian bao lâu cũng được mà cần phải theo quy định cũng như tính chất riêng của loại hàng hóa đó.

Ví dụ: Hạn sử dụng của thực phẩm này là bao nhiêu ngày? Sau ngày này chất lượng thực phẩm có sử dụng được hay không? Việc quy định trên nhằm đảm bảo chất lượng của thực phẩm, tránh được tối đa những độc hại đối với sức khỏe người sử dụng.

Xem thêm: Cách ghi hạn sử dụng của các sản phẩm nước ngoài

2. CÁCH ĐỌC HẠN SỬ DỤNG THỰC PHẨM

2.1 Use by date (UB) - hạn sử dụng/sử dụng đến ngày…

Khi đọc được những dòng hạn sử dụng này có nghĩa là người dùng nên sử dụng thực phẩm trước ngày quy định trên bao bì này. Đối với các sản phẩm nhanh hỏng như rau, củ, quả, cá, sữa,... Điều này có nghĩa là bạn không nên ăn hay uống các loại đồ ăn này sau ngày đã được ghi trên bao bì.

Bài viết

Use by date (UB) trên sản phẩm

Đối với nhà sản xuất: khi kinh doanh thực phẩm chức năng đã quá hạn được ghi trên bao bì là vi phạm pháp luật. Đối với người tiêu dùng: Nếu sử dụng sản phẩm đã quá hạn là nguyên nhân khiến  sức khỏe cơ thể của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nên các tác dụng phụ không mong muốn. 

2.2 Best before date/ Best before (BB) - sử dụng tốt nhất đến ngày…

 Khi bắt gặp loại hạn sử dụng này có nghĩa là sản phẩm có thể để đến ngày cuối cùng mà vẫn đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất, còn sau đó, giá trị của sản phẩm sẽ giảm dần. Cụm từ "best before" hay "best before date" thường được thấy trên các sản phẩm có thể bảo quản được lâu như đồ hộp,. đồ đông lạnh, thức ăn khô,..

Bài viết

Best before (BB) trên sản phẩm

Đối với thực phẩm chức năng có hạn sử dụng này thì sau thời điểm này thực phẩm vẫn được phép bán ra thị trường nếu nhà sản xuất chứng minh được độ an toàn của nó trước cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, hạn sử dụng của các loại sản phẩm này được ghi theo một trong các hình thức là “hạn sử dụng” hoặc “sử dụng đến ngày”. Tuy nhiên, với một số loại thực phẩm như trứng thì bạn không nên cố dùng quá ngày quy định, bởi một khi trứng đã không còn có chất lượng tốt nhất sẽ rất dễ gây ngộ độc.

2.3 Sell by / Sell by date / Display until - chỉ được bày bán đến ngày…

Loại hạn sử dụng này thường được dùng cho những nhà phân phối, bán hàng với mục đích quản lý thời hạn bày bán sản phẩm trên thị trường. Điều này có vai trò chủ yếu đến với NSX nhằm quản lý thời hạn bán hàng của các sản phẩm bày bán tại các cửa hàng, siêu thị… Trên thực tế, với thời hạn này, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng sau ngày quy định, tuy nhiên chất lượng không còn được đảm bảo. 

Bài viết

Sell by / Display trên sản phẩm

2.4 Expiry date (EXP) - ngày hết hạn

Bên cạnh thực phẩm chức năng thì cách ghi hạn sử dụng này thường được sử dụng trong các sản phẩm khác như kem đánh răng, bánh quy đóng hộp,... Khi bắt gặp loại hạn sử dụng này thì nghĩa là chất dinh dưỡng, công dụng, hay chất lượng sản phẩm,... sẽ không còn được đảm bảo khi sản phẩm đã đến ngày hết hạn theo quy định. 

2.5 Manufacture date (MFG) – ngày sản xuất

Đối với những loại sản phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ không cần ghi hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên, các loại thực phẩm chức năng này luôn luôn có mã “batch code”. Đây là code mà nhà sản xuất dùng để check lô hàng sản xuất, đi kèm với đó là các thông tin về nơi sản xuất, ngày tháng năm sản xuất.  

Bài viết

MFG/ EXP trên các sản phẩm

2.6 Period After Opening (PAO) - hạn sử dụng sau khi mở sản phẩm


Đối với loại hạn này, các sản phẩm được ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp.  Người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt được thông tin này trên bao bì với các kí hiệu quen thuộc như M=Month (Tháng). Với những sản phẩm không ghi PAO thì thông thường hạn sử dụng sau khi mở nắp là 3 năm.

Bài viết

Period After Opening trên các sản phẩm lon/ hộp/chai

Ví dụ: 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.

3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GHI HẠN SỬ DỤNG CỦA THỰC PHẨM

Nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng thực phẩm an toàn, chất lượng, sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung. Các quy định về hạn sử dụng của thực phẩm và nhãn hàng hóa để từ đó các doanh nghiệp và người dùng có cơ sở để sản xuất, theo dõi và tiêu thụ thực phẩm sạch trên thị trường tại:

  • Nghị định 43/2017/NĐ-CP về hạn sử dụng của thực phẩm và nhãn hàng hóa để từ đó các doanh nghiệp và người dùng có cơ sở để sản xuất, theo dõi và tiêu thụ thực phẩm sạch trên thị trường (Quy định tại Điều 14).
  • Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT theo đó hướng dẫn việc thực hiện ghi nhãn hàng hóa thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.

Theo quy định, khi ghi hạn sử dụng đơn vị cần chú ý:

Thứ nhất, việc in thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng phải trung thực

Theo đó việc in thông tin trên doanh nghiệp cần đảm bảo các thông tin chính xác. Thời hạn sử dụng phải được in chính xác trên bao bì trực tiếp và bao bì ngoài. 

Xem thêm: Các giải pháp in ấn cầm tay trên bao bì thực phẩm

Thứ hai, các quy định ghi hạn sử dụng về cách viết

Ngày sản xuất có thể được ghi “Ngày sản xuất” hoặc “NSX”. 

Quy định cách ghi như sau: 

  • Chỉ ngày gồm 2 chữ số ví dụ ngày 9 thì ghì ghi 09.
  • Chỉ tháng gồm 2 chữ số ví dụ tháng 09 ghi 09, 
  • Chỉ năm gồm 2 chữ số hoặc 4 chữ số; Ví dụ như năm 2020 thì ghi là 20 hoặc 2020,
  • Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu (.) Ví dụ: 09.09.2020, gạch ngang (-) Ví dụ 09-09-2020, gạch (/) 09/09/2020 hoặc không có dấu, Đặc biệt với trường hợp không dùng dấu chỉ gồm 6 chữ số ví dụ: 090920. 

Thứ ba, thời hạn sử dụng 

Gồm những thông tin: 

  • Đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng không quá ba tháng sẽ ghi ngày và tháng; 
  • Đối với sản phẩm có thời hạn sử dụng trên ba tháng sẽ ghi tháng và năm; 
  • Đối với sản phẩm ghi theo dãy số không mã hóa sẽ có ngày tháng năm. 

Thứ tư, các loại sản phẩm không bắt buộc ghi thời hạn

Các thực phẩm trên dù không bắt buộc ghi thời hạn nhưng phải ghi ngày sản xuất.

Ví dụ: Các loại bánh chỉ sử dụng được trong thời gian 24h sau khi sản xuất (không chất bảo quản); Giấm ăn; Muối dùng cho thực phẩm; Đường ở thể rắn. 

Thứ năm, trường hợp không bắt buộc ghi thông tin ngày sản xuất cùng cũng như hạn sử dụng

Với các sản phẩm đồ uống chứa tối thiểu 10% nồng độ cồn theo thể tích không bắt buộc ghi thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng.

Xem thêm cụ thể: Quy định về hạn sử dụng của thực phẩm theo tiêu chuẩn hiện hành, In date thế nào là đúng tiêu chuẩn

 Trên đây là những thông tin cần thiết về những quy định và cách đọc hạn sử dụng trên thực phẩm. Để biết thêm thông tin chi tiết về các ứng dụng và giải pháp in ấn trên bao bì thực phẩm, vui lòng liên hệ Công ty thiết Bị Công Nghệ New Date (newdate.vn) theo số điện thoại 08.6868.7887 để được hỗ trợ tư vấn. 

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên