Giỏ hàng

Encoder máy in date | So sánh Encoder trong và Encoder ngoài

Encoder máy in date là gì? Và các loại Encoder trong và Encoder ngoài khác nhau thế nào. Đâu là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng máy dựa vào encoder (con lăn) của máy. Bài viết trình bài cấu tạo, nguyên lý hoạt động của encoder và so sánh giữa các dòng encoder.

Encoder là gì?

Encoder hay còn gọi là bộ mã hóa, là một bộ cảm biến chuyển động cơ học tạo ra tín hiệu kỹ thuật số đáp ứng với chuyển động. Là một thiết bị cơ điện có khả năng làm biến đổi chuyển động thành tín hiệu số hoặc xung.

encoder là gì

Có hai loại bộ mã hóa đó là bộ mã hóa tuyến tính và mã hóa quay. Encoder tuyến tính đáp ứng chuyển động dọc theo một đường dẫn, còn Encoder quay thì đáp ứng với chuyển động quay. Encoder máy in date cầm tay là dạng encoder mã hóa quay.

Cấu tạo của encoder là gì?

Các bạn có thể quan sát hình ảnh mô tả bên dưới để phần nào hiểu thêm về cấu tạo của encoder nhé. Cụ thể thì chúng bao gồm:

  • 1 đĩa quay có khoét lỗ gắn vào trục động cơ.
  • 1 đèn Led dùng làm nguồn phát sáng.
  • 1 mắt thu quang điện được sắp xếp thẳng hàng.
  • Bảng mạch điện giúp khuếch đại tín hiệu.

cấu tạo encoder

Cấu tạo encoder

Nguyên lý hoạt động Encoder

Khi Encoder chuyển động, bộ chuyển đổi sẽ đảm nhận chức năng xử lý các chuyển động và biến đổi thành các tín hiệu điện. Các tín hiệu sau khi được chuyển đổi sẽ được truyền đến các thiết bị điều khiển PLC. Ở đó sẽ được xử lý để biểu thị các giá trị cần đo lường bằng chương trình riêng biệt.

 

Các loại Encoder máy in date

Dựa vào vị trí lắp đặt Encoder sẽ có 2 loại: Encoder ngoài và encoder trong

Encoder ngoài

Loại máy in date với encoder ngoài là các dòng máy in date cầm tay với vị trí encoder (con lăn) nằm ở ngoài, phía sau máy như hình:

encoder ngoài

Con lăn trục xoay máy in date

Encoder trong

Giúp giảm trọng lượng máy và phù hợp với thiết kế hiện đại. Một số model máy in phun date cầm tay sẽ tích hợp encoder vào bên trong máy để không để lộ encoder ra ngoài.

Phần encoder bên trong sẽ có 2 dạng: Dạng tích hợp trục xoay bên ngoài và dạng âm encoder vào trong máy.

Encoder trong tích hợp trục xoay ngoài

encoder máy in date cầm tay

Encoder máy in date cầm tay

Encoder âm trong máy

encoder trong

So sánh Encoder trong và Encoder ngoài

So sánh Encoder trong và Encoder ngoài cho các dòng máy in phun date cầm tay.

Đặc điểm

Encoder trong

Encoder ngoài

Trọng lượng

Giảm trong lượng máy

Nặng hơn

Độ linh động

Cao

Thấp hơn

Độ chính xác

Cao

thấp hơn

Độ rung

Giảm độ rung

Rung nhất định

Thay thế

Khó tháp lắp

Dễ tháo lắp

Vị trí đặt

Tích hợp trục xoay hoặc âm vào trong

Bên ngoài thân máy

Chi phí máy

Đắt hơn (tuỳ dòng)

Rẻ hơn

 

Thông số cần quan tâm khi chọn encoder

Tìm các thông số bên dưới ở đâu? Không chỉ riêng các dòng máy in date mà đối với các thiết bị khác, hãy search đúng mã hàng encoder trên google để tìm catalog hoặc đọc trên thân sản phẩm.

các loại encoder

Các thông số giúp bạn chọn được Encoder:

  • Đường kính trục, dạng trục: Encoder có dạng trục dương hoặc âm. Đường kính trục từ 5~50mm. Thường đường kính lớn hơn 6mm sẽ là loại trục âm (trục lõm).
  • Độ phân giải: hay còn gọi là số xung - tương ứng số tín hiệu encoder đếm được khi quay 1 vòng. Encoder có số xung càng cao thì giá càng cao. Thang máy thường dùng xung 1024p/r, chế tạo máy vào khoảng 360p/r, 1000p/r. Ngoài ra còn có các xung lên đến 6000p/r hoặc 6pr.
  • Điện áp: Encoder thường xuyên bị cháy do khi lắp đặt không chú ý nguồn cấp. Nếu encoder có dãy điện áp: 5~24V thì rất dễ. Tuy nhiên với một số encoder trục lớn: 30-40mm, encoder theo máy sẽ thường gặp điện áp xác định: 5V, 12V hoặc 15V. Do đó phải đọc kỹ lại trước khi lắp. Vì encoder cháy rồi thì bắt buộc thay thế cả con, rất tốn tiền.
  • Ngõ ra: AB, ABZ, AB đảo, ABZ đảo. Bạn dễ dàng xác định tín hiệu ngõ ra bằng cách xem số dây được kí hiệu trên tem.

so sánh encoder

Bạn thấy rất rõ ràng encoder bên trên có xung ra là ABZ đảo

  • Dạng ngõ ra: Có nhiều dạng ngõ ra, liệt kê sơ sơ gồm: Open Collector, Voltage Output, Complemental, Totem Pole, Line Driver. Dạng ngõ ra quy định nguồn cấp, đầu đọc thông tin ...
  • Dây cáp: cáp càng dài càng dễ bị nhiễu. Dây tiêu chuẩn từ 1-3m. Đôi khi lên đến 10m theo nhu cầu sử dụng.
  • Phụ kiện: đi kèm encoder trục dương là Coubling, encoder trục âm là Pass. Coubling giúp nối encoder trục dương với motor trục dương, Pass giúp gắn encoder vào máy. Một encoder trcuj âm có 1-2 pass tùy loại.

Mua máy nên chọn loại Encoder nào?

encoder máy in date

Encoder máy in date

Máy in date cầm tay với Encoder trong hay Encoder ngoài sẽ tuỳ vào model máy. Không phải máy encoder trong là bền hay chất lượng mà nó phụ thuộc vào model máy (main máy bên trong).

Tuy nhiên so với các dòng máy in date cầm tay encoder ngoài thì việc sử dụng encoder trong sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Điều này sẽ giúp con lăn (encoder) không bị rung lắc khi thao tác kéo in và máy in phun ổn định giúp bản in rõ ràng hơn.