Giỏ hàng

CÁCH XỬ LÝ HÀNG CẬN DATE, HÀNG TỒN KHO HẾT HẠN SỬ DỤNG

Hàng cận date, hàng tồn kho hết hạn sử dụng là vấn đề nan giải với nhiều hộ kinh doanh, nhà sản xuất. Xử lý những mặt hàng này phải thực sự tinh tế và khéo léo nếu không sẽ đem lại tổn thất nhất định cho chủ doanh nghiệp. Sự thật về hàng cận date? Làm thế nào để xử lý hàng cận date? Kinh nghiệm để xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số thông tin chi tiết và cách giải quyết hợp lý hơn về vấn đề này!

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Xử lý hàng cận date

Hiểu đúng nghĩa “Hàng cận date”

Xử lý hàng cận date đối với doanh nghiệp sản xuất

Bài toán làm gì với hàng cận date?

Giải pháp với hàng tồn kho hết hạn sử dụng

Kinh nghiệm xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng

Xử lý hàng tồn kho dưới cái nhìn nhân đạo

1. XỬ LÝ HÀNG CẬN DATE

1.1 Hiểu đúng nghĩa “Hàng cận date”

Hàng cận date” là tên gọi chỉ những mặt hàng sắp hết hạn sử dụng. Có thể thời hạn sử dụng chỉ còn vài ngày hoặc vài tháng. Hầu hết nhiều người vẫn quan niệm rằng hàng cận date là hàng có chất lượng kém, không sử dụng được, đặc biệt là những sản phẩm chăm sóc da vì lo sợ những ảnh hưởng không tốt đến làn da. Tuy nhiên những đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này đã cho thấy đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, lãng phí tiền bạc và vật chất. Hàng cận date không phải là hàng tồn kho hết hạn sử dụng.

Xem thêm: Sự thật về “hàng cận date”

1.2 Xử lý hàng cận date đối với doanh nghiệp sản xuất

Theo ông Lý Trường Chiến, chuyên gia cao cấp tư vấn tái cấu trúc, quản trị chiến lược và phát triển nguồn lực cho rằng, tùy loại hàng, ngành hàng mà có nguyên tắc để tính tỷ lệ tồn kho cận date phù hợp. Trong đó, ông Chiến đưa ra 3 điểm mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần lưu ý khi tính toán lượng hàng tồn kho cận date cho phù hợp:

+ Một là, là đảm bảo nguyên tắc hàng first in – first out (vào trước – ra trước, là một phương pháp kiểm kê chi phí trong đó giả định rằng các mục hàng hóa nhập trước được xuất trước).

+ Hai là, hàng sản xuất đủ cung ứng cho nhu cầu.

+ Ba là, hàng dự trữ đủ cho rủi ro trong quá trình phân phối, giao nhận trong chuỗi cung cứng, nhưng cũng không vượt quá thời gian an toàn cho phép đối với từng mặt hàng.

“Chẳng hạn với những mặt hàng thực phẩm có thời hạn sử dụng 2 năm thì về nguyên tắc, ở quầy kệ siêu thị nếu còn hạn khoảng 9 tháng là người ta đã phải tìm cách “đẩy” đi rồi. Để hàng ra đến quầy kệ siêu thị, lại tính ngược trở về tới kho của mình lại thêm một khoảng thời gian nữa, nên phải kiểm soát khoảng thời gian sao cho hợp lý. Từ kiểm soát khoảng thời gian hợp lý sẽ dẫn tới tính toán sản lượng sản xuất hợp lý”, ông Chiến cho hay.

Bài viết

Xử lý hàng cận date đối với doanh nghiệp sản xuất

Bên cạnh đó, cần phải xác định KPIs về số ngày tồn kho và vòng quay hàng tồn kho – thước đo nhằm quản lý việc luân chuyển hàng hóa tồn trong kho. Việc xác định số ngày tồn kho dựa trên các yếu tố cơ bản như: chỉ tiêu của công ty, sức chứa của kho, năng suất của máy móc thiết bị, tính chất mùa vụ của ngành hàng kinh doanh, phân loại sản phẩm core (cốt lõi), non-core (không cốt lõi)…

1.3 Bài toán làm gì với hàng cận date?

Như vậy, dù ít dù nhiều tại doanh nghiệp sản xuất vẫn luôn có một lượng sản phẩm quá hạn lưu thông nhưng thời hạn sử dụng còn dài. Khi đó, doanh nghiệp buộc phải dùng các biện pháp khác để kích cầu, đẩy hàng đi. Phối hợp với siêu thị cho người tiêu dùng thử mẫu tại điểm bán (sampling sản phẩm) là giải pháp được lựa chọn trong trường hợp ít người tiêu dùng biết đến sản phẩm; hay tổ chức những chương trình chăm sóc đặc biệt, tư vấn sản phẩm…

Các chuyên gia gợi ý những giải pháp cơ bản để giải quyết hàng cận date:

  •  Chương trình khuyến mại (chiết khấu, sử dụng làm sản phẩm tặng khi mua sản phẩm khác)
  •  Làm ký gửi hàng hóa, tìm cộng tác viên để “đẩy” tồn kho (ký hợp đồng với cộng tác viên)
  • Nghiên cứu các thị trường khác: chuyển hàng hóa đến thị trường khác
  • Làm các hoạt động marketing như sampling cho người tiêu dùng (tùy trường hợp cụ thể)
  • Thu hàng cận date về tái sản xuất thực phẩm (nếu có thể)

Bài viết

Xử lý hàng cận date qua SALE OFF và SAMPLING

2. GIẢI PHÁP VỚI HÀNG TỒN KHO HẾT HẠN SỬ DỤNG

2.1 Kinh nghiệm xử lý hàng tồn kho

Hàng tồn kho hết hạn sử dụng được hiểu là các mặt hàng sau một thời gian sản xuất mà không bán được dẫn đến bị hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hết hạn sử dụng. Doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lý để hạn chế tổn thất về mặt kinh phí, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có nhiều mặt hàng thì việc tính toán thời gian tồn kho cho từng mặt hàng, từng sản phẩm cụ thể là khác nhau. Những sản phẩm có hạn sử dụng ngắn trong vòng 2-3 ngày, được cung ứng cho các cửa hàng tiện lợi thì hệ thống cửa hàng tiện lợi phải tự tính toán dung lượng hàng cho phù hợp. Còn đối với những sản phẩm bảo quản tủ mát có hạn sử dụng từ 20 ngày tới 2 tháng, doanh nghiệp phải có kế hoạch tồn kho khác. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất theo đơn đặt hàng. Trong quá trình sản xuất, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các doanh nghiệp sẽ tính toán được lượng hàng bao nhiêu là hợp lý, thậm chí biết được mùa nào, tháng nào, ngày nào trong tuần bán chạy hàng, lượng hàng tiêu thụ ra sao để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

Dưới đây là các cách để xử lý hàng tồn kho hết hạn sử dụng được đút rút từ thực tiễn của các kế toán kho dày dạn kinh nghiệm, hi vọng sẽ giúp mọi người có được hướng xử lý tốt nhất:

  • Giao bán hóa đơn đầu ra cho những doanh nghiệp khác đang thiếu những mặt hàng mà bạn đang thừa;
  • Xuất hóa đơn cho đối tượng và các cá nhân không cung cấp tên, địa chỉ và mã số thuế (hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 39/2014/TT-BTC);
  • Chuyển hình thức trả lương bằng tiền mặt hay chuyển khoản sang chi trả một phần bằng sản phẩm tồn; xuất hóa đơn hàng biếu tặng;
  • Nếu các mặt hàng liên quan đến Hạn sử dụng, kế toán có thể áp dụng cách “Hàng hết date” để xoay chuyển tình thế. Mặt hàng nào còn tồn, chưa bán được thì làm thủ tục hủy hàng hết hạn sử dụng cần thanh lý;
  • Dựng lên một kịch bản hàng hóa mất không rõ nguyên nhân;
  • Vận dụng những hiểu biết từ Thông tư, các văn bản luật để tạo ra một nguyên nhân hợp lý nào đó (Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC).

2.2  Xử lý hàng cận date nhìn từ góc độ nhân đạo thế nào?

cách xử lý hàng cận date

Làm thế nào khi hàng tồn kho hết hạn sử dụng?

Trước đây đã từng có câu chuyện ở Việt Nam, người ta đem hàng cũ về, tẩy date cũin lại date mới và đưa hàng quay trở lại thị trường. Trong chừng mực nào đó, thông thường, một sản phẩm thực phẩm hạn sử dụng 2 năm chẳng hạn thì không phải hết hạn 2 năm ăn vào là có vấn đề ngay. Có những thứ hạn có thể lên được tới 2 năm rưỡi hay lâu hơn. Nhưng nếu xét về tính trung thực, đạo đức trong kinh doanh thì việc đem hàng về in lại date mới là hành vi không thể chấp nhận được. Có những thứ thuộc về đạo đức, doanh nghiệp phải hết sức giữ. Ở những nước phát triển, cũng có những phong trào đặt vấn đề về hàng hết date.

Mặc dù ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, lần lượt các Máy in date cầm tay thuận lợi cho việc in đóng date code ngày sản xuất- hạn sử dụng của hàng hoá một cách tiện lợi. Chỉ trong vài phút thậm chí vài giây thiết lập mọi người có thể sử dụng thiết bị in ấn cầm tay tiện lợi này thay đổi, bôi xoá in ấn date code trên hàng hoá một cách dễ dàng. Về nguyên tắc, đây là những hành vi trái với pháp luật. Tuy nhiên, tâm lý chung mọi người đều không muốn dùng, nhưng khi kiểm tra kỹ thuật thì những sản phẩm này vẫn có giá trị sử dụng; nếu bỏ đi thì trở thành lãng phí vô cùng lớn và liên quan đến những hệ lụy khác.

Bài viết

Hành vi sử dụng những thiết bị in ấn hiện đại thay đổi hạn sử dụng hàng hoá

Xem thêm: Thủ tục hủy hàng hóa hết hạn sử dụng, Các thiết bị xoá, in date cầm tay,…

 Dù thế nào đi nữa, người làm kinh doanh vẫn phải nhìn vào cộng đồng khách hàng mục tiêu của mình và phải xem xét điều kiện từ tốt nhất tới tệ nhất trong quá trình vận hành lưu thông sản phẩm của mình để lựa chọn phù hợp về thời gian sử dụng cho sản phẩm. i. Nhiều nơi, như các nhà hàng đồ ăn nhanh, những hàng gần hết hạn sử dụng thường không còn khả năng lưu thông, nhưng những người có nhu cầu mà không có tiền để mua thì vẫn có thể sử dụng, không có ảnh hưởng gì tới sức khỏe. Nếu thấy vấn đề đó vượt quá khả năng của doanh nghiệp, do giá trị đầu tư, hay quan niệm đạo đức thì phải cố gắng sản xuất ít lại, đừng để tình trạng dư thừa xảy ra.

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm hàng cận date và cách xử lý hàng cận date và hàng tồn kho hết hạn sử dụng cho hợp lý, để có thể mang lại doanh thu và tránh những rủi ro về hàng hoá cho doanh nghiệp. Nếu có vấn đề về in ấn hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại đường dây nóng 08.6868.7887 để trải nghiệm những dịch vụ in ấn tốt nhất.

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên